Giới thiệu các loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ gỗ công nghiệp là gì cũng như ưu – nhược điểm của nó như thế nào? Bài viết hôm nay, Nội thất Winli sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về gỗ công nghiệp để từ đó, có được những lựa chọn đúng đắn về sản phẩm sử dụng chất liệu này.

Gỗ công nghiệp là gì?

Giải thích gỗ công nghiệp là gì?
Giải thích gỗ công nghiệp là gì?

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” được dùng để phân biệt với các loại “gỗ tự nhiên” là một loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là một loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để tạo ra tấm gỗ.

Wood Based Panel là tên quốc tế của gỗ công nghiệp. Đa số loại gỗ này được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh và ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Hiện nay, các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thường có hai thành phần cơ bản là cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Để hiểu rõ hơn về các thành phần này, mời quý bạn theo dõi các phần tiếp theo.

Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay

Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay
Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp mfc

Gỗ MFC được sản xuất từ loại gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn và cao su… Các loại cây này được thu hoạch ngắn ngày và không cần cây to. Người ta sẽ băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo rồi ép tạo độ dày. Nó hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp hay phế phẩm như mọi người vẫn thường nghĩ. 

Bề mặt hoàn thiện của gỗ mfc có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ để tạo vẻ đẹp. Sau đó, tráng bề mặt hoàn thiện một lớp bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

MFC có loại chịu nước (mfc lõi xanh) được trộn keo chịu nước để sử dụng cho khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc khu vực ẩm ướt như nhà bếp.

Mfc là loại gỗ lõi dăm và có màu xanh nhạt
Mfc là loại gỗ lõi dăm và có màu xanh nhạt

Gỗ công nghiệp mdf

Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng tương tự như gỗ MFC. Tuy nhiên, gỗ MDF sẽ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC. Do vậy, loại gỗ công nghiệp này có chất lượng tốt hơn ván dăm.

Gỗ công nghiệp mdf mịn hơn mfc - Điểm khác nhau giữa gỗ mfc và mdf
Gỗ công nghiệp mdf mịn hơn mfc – Điểm khác nhau giữa gỗ mfc và mdf

Trên thị trường hiện nay, gỗ MDF trơn là loại phổ biến nhất. Khi sử dụng thường được bả và phun sơn hoặc phủ veneer, phủ Melamine hay Acrylic.

Gỗ mdf phủ melamine
Gỗ mdf phủ melamine
Gỗ mdf lõi xanh
Gỗ mdf lõi xanh

Gỗ công nghiệp Hdf

Gỗ công nghiệp HDF hay còn gọi là tấm ván gỗ ép công nghiệp HDF – từ được viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard.

Loại gỗ công nghiệp này này được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Trong đó, bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ và chống mối mọt. Sau đó, nó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm cùng độ dày từ 6mm 24mm (tùy theo yêu cầu của khách hàng).

Các tấm HDF sau khi đã được xử lý bề mặt xong thì được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình và cán phủ lớp tạo vân gỗ cùng với lớp phủ bề mặt. Thông thường, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh để tạo nên một lớp phủ trong suốt. Đồng thời, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định cũng như bảo vệ bề mặt sản phẩm.

Gỗ công nghiệp hdf phủ melamine
Gỗ công nghiệp hdf phủ melamine

Gỗ ván ép công nghiệp (Gỗ Plywood)

Gỗ Plywood (gỗ ván ép công nghiệp) hay còn được gọi là ván gỗ công nghiệp được tạo thành qua quá trình ghép nhiều lớp ván mỏng có kích thước bằng nhau rồi xếp chồng lên nhau tạo theo hướng của vân gỗ. Các lớp ván gỗ mỏng này được liên kết với nhau nhờ keo Phenol (Formaldehyde). Và sau đó, được ép thủy lực để tạo thành ván ép.

Ván gỗ công nghiệp giá rẻ
Ván gỗ công nghiệp giá rẻ

Thông thường, gỗ Plywood sẽ sử dụng các loại gỗ tự nhiên như óc chó, bạch dương hoặc gỗ sồi trắng, tần bì, xoan đào hay gỗ thông…

Ván gỗ nhựa

Tên kỹ thuật của ván gỗ nhựa là WPC Wood Plastic Composite. Đây là một vật liệu mới có sử dụng thành phần chính là hạt gỗ cùng với nhựa PVC, PE và một số chất phụ gia.

Tìm hiểu về ván gỗ nhựa (gỗ công nghiệp WPC)
Tìm hiểu về ván gỗ nhựa (gỗ công nghiệp WPC)

Loại gỗ này có thể sử dụng để sản xuất đồ dùng nội thất trong nhà và ngoài trời. Ứng dụng phổ biến nhất là dùng làm sàn gỗ trong nhà và sàn ngoài trời như sân thượng, bể bơi hoặc bồn hoa…

Ưu và nhược điểm loại gỗ công nghiệp

Ưu điểm của loại gỗ công nghiệp

1. Giá gỗ công nghiệp rẻ hơn so với gỗ tự nhiên

Giá thành của gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên
Giá thành của gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên

Trên thực tế, việc gia công gỗ công nghiệp sẽ thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít. Không chỉ vậy, nó có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy và lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên. Đồng thời, giá phôi gỗ rẻ hơn. Chính vì vậy, giá thành của gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch này sẽ tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.

2. Độ bền của gỗ công nghiệp khá tốt

Gỗ công nghiệp có bền không?
Gỗ công nghiệp có bền không?

Gỗ ép công nghiệp chịu nước vô cùng tốt. Không những thế, nó còn không bị cong vênh và không co ngót. 

3. Thời gian thi công sản xuất của gỗ công nghiệp nhanh

Thời gian thi công và sản xuất gỗ công nghiệp nhanh chóng
Thời gian thi công và sản xuất gỗ công nghiệp nhanh chóng

Thời gian thi công gỗ công nghiệp thường nhanh hơn gỗ tự nhiên và có thể sản xuất hàng loạt. Bởi vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên người thợ chỉ việc cắt, ghép, dán mà không phải mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp như gỗ tự nhiên…

4. Phù hợp với mọi phong cách nội thất hiện đại và trẻ trung

Gỗ công nghiệp rất phù hợp với phong cách nội thất trẻ trung và hiện đại
Gỗ công nghiệp rất phù hợp với phong cách nội thất trẻ trung và hiện đại

Do gỗ công nghiệp có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau. Nên nó rất phù hợp với phong cách nội thất hiện đại và trẻ trung.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

Một vài nhược điểm của gỗ công nghiệp
Một vài nhược điểm của gỗ công nghiệp

Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp cũng có một vài nhược điểm như:

  • Độ bền và độ dẻo dai kém hơn so với hơn gỗ tự nhiên: Nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp và đội ngũ thợ tay nghề cao. Thì độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm. Tuy nhiên, nếu các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ hay ray trượt ngăn kéo có chất lượng thấp. Thì rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gãy bản lề, hoặc bị bung ray trượt.
  • Do đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên sơn bề mặt gỗ cần phải được đảm bảo. Nên sơn từ 4 lớp đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ. Nếu như công đoạn sơn không đảm bảo, khi gặp nước gỗ sẽ bị bung liên kết keo trong gỗ làm tấm gỗ công nghiệp trở nên rời ra và không còn sử dụng được nữa.
  • Khả năng chịu lực của gỗ công nghiệp hạn chế hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của nó. Nên ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết và hoa văn…)

Như vậy, bài viết trên đây của Nội thất Winli đã giới thiệu cho các bạn một số loại gỗ công nghiệp được dùng phổ biến nhất và rộng rãi trong thiết kế nội thất. Hy vọng rằng, nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn chất liệu sử dụng cho những món đồ nội thất trong gia đình mình.

Tham khảo thêm: